Nội dung bài viết

Phân Biệt Logo, Nhận Diện Thương Hiệu Và Thương Hiệu Có Gì Khác Nhau

Logo không phải là thương hiệu hay thay thế thương hiệu, cũng không phải là bộ nhận diện của bạn. Thương hiệu, thiết kế logothiết kế bộ nhận diện đều có những vai trò khác nhau nhưng mang cùng sứ mệnh đó là tạo thành một nhóm hình ảnh giúp truyền nhận thức, giá trị của một doanh nghiệp và sản phẩm đến khách hàng, người tiêu dùng và công chúng. Để phân biệt 3 thành tố nêu trên, cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Mades bạn nhé.

1. Định nghĩa cơ bản

  • Logo là gì?

Là biểu tượng, hình dạng giúp doanh nghiệp thể hiện sự riêng biệt của bản thân ở dạng đơn giản nhất, giúp phân biệt rõ ràng các doanh nghiệp với nhau.

  • Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Là tất cả các khía cạnh trực quan tạo thành một phần của thương hiệu tổng thể bao gồm các tài liệu như logo, bộ màu, font chữ, các ấn phẩm văn phòng… và các sản phẩm thiết kế đi kèm khác.

  • Thương hiệu là gì?

Là tất cả những gì mọi người nghĩ về doanh nghiệp bao gồm tên tuổi, hình ảnh của doanh nghiệp như thế nào trong con mắt khách hàng và suy nghĩ của công chúng.

2. Phân biệt logo, nhận diện thương hiệu và thương hiệu

2.1. Logo

Logo là dùng để nhận dạng, xác định một công ty hoặc sản phẩm thông qua việc sử dụng biểu tượng, ký tự, hình ảnh hoặc chữ ký. Một thiết kế logo không thể lột tả hết mọi thứ của một doanh nghiệp. Logo giúp doanh nghiệp thể hiện được thông điệp, câu chuyện muốn truyền tải. 

Một điều cũng quan trọng cần lưu ý là chỉ sau khi logo trở nên quen thuộc, nó mới hoạt động theo cách nó được dự định giống như cách chúng ta phải học nhiều tên người khác để nhận biết.

Logo giúp ta xác định một doanh nghiệp hoặc sản phẩm ở dạng đơn giản nhất.

Logo là gì?

Logo là gì?

2.2. Bộ Nhận Diện Thương Hiệu

Một vai trò quan trọng trong “thương hiệu”, hay “hình ảnh” của một công ty là bộ nhận diện của nó.

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu dựa trên các đồ vật và vị trí trực quan được sử dụng trong một công ty. Đi kèm với các đồ vật đó là những định hướng một số các đặc tính đi kèm để làm nổi bật lên tính cách của công ty: cách sử dụng màu sắc, font chữ, bố cục, kích thước, v.v. Những định hướng này đảm bảo rằng đặc điểm của công ty sẽ được giữ thống nhất, giúp cho thương hiệu có thể dễ dàng được nhận ra.

Bộ nhận diện công ty thường bao gồm:

  • Logo
  • Văn phòng phẩm (letterhead + danh thiếp + phong bì, v.v.)
  • Các ấn phẩm marketing online, offline (Tờ rơi, brochure, sách, web, v.v.)
  • Sản phẩm & bao bì (Sản phẩm được bán và bao bì chứa trong đó)
  • Thiết kế trang phục (Các mặt hàng quần áo, đồng phục cho nhân viên mặc)
  • Bảng hiệu, kiến trúc (Thiết kế nội ngoại thất)
  • Các phương tiện giao tiếp (âm thanh, intro, outtro, mùi, chạm, v.v.)
  • Và bất cứ điều gì khác trực quan đại diện cho doanh nghiệp.

Tất cả những điều này tạo nên một bộ nhận diện hỗ trợ toàn bộ thương hiệu. Tuy nhiên, logo là bản sắc công ty và thương hiệu được gói gọn trong một nhãn hiệu nhận dạng. Dấu ấn này là hình đại diện và biểu tượng của toàn bộ doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

2.3. Thương Hiệu

Nhiều người tin rằng một thương hiệu chỉ bao gồm một vài yếu tố – một vài màu sắc, một vài font chữ, logo, slogan và có thể có một số đoạn nhạc được thêm vào trong những sản phẩm truyền thông… Nhưng thực tế, nó phức tạp hơn thế nhiều.

Ý tưởng cơ bản và khái niệm cốt lõi đằng sau việc có một “hình ảnh công ty” là bất kỳ thứ gì mà công ty làm, mọi thứ thuộc sở hữu của công ty và mọi thứ mà công ty tạo ra đều phản ánh toàn bộ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp.

Chính sự nhất quán của ý tưởng cốt lõi này đã tạo nên một tổ chức, thúc đẩy tổ chức, cho thấy những gì tổ chức đại diện, những gì tổ chức tin tưởng và tại sao chúng tồn tại. Nó không hoàn toàn là một số màu sắc, một số kiểu chữ, một thiết kế logo hay slogan.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?

Làm thương hiệu chắc chắn không phải là một vấn đề nhỏ – có hàng trăm cuốn sách đã được viết về chủ đề này, tuy nhiên để nói ngắn gọn, bạn có thể mô tả một “thương hiệu” là một tổ chức, dịch vụ hoặc sản phẩm có “tính cách” được định hình bởi nhận thức của khán giả. Dựa trên điều này, cũng cần phải nói rằng một designer không thể tạo nên một thương hiệu – chỉ có khán giả/người tiêu dùng mới có thể làm điều này. Designer chỉ có thể tạo ra nền tảng của thương hiệu.

Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn phần nào về sự khác nhau giữa thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu và logo để có thể đánh giá chính xác sự quan trọng của mỗi yếu tố, từ đó có sự đầu tư, định hình và phát triển phù hợp để xây dựng và tạo độ phủ sóng cho nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Mades Branding Design Agency cung cấp dịch vụ Thiết kế Logo, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho các công ty hay chủ doanh nghiệp chưa định hình được hình ảnh công ty mình với mức chi phí vô cùng hợp lý. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

MADES - BRANDING DESIGN AGENCY

Địa chỉ: 54 Trương Quốc Dung, P.10, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Website: http://mades.com.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/mades.com.vn

Hotline: 091 459 76 31

Email: info@mades.com.vn

 

Có thể bạn quan tâm ?
Nội dung bài viết
uk-width-1-1