Nội dung bài viết

Ý Nghĩa Của Màu Sắc Trong Thiết Kế Logo Và Nhận Diện Thương Hiệu

Có thể nói, màu sắc là yếu tố đầu tiên thu hút và tạo sự chú ý cho người xem. Do đó, màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo sự ảnh hưởng lớn đến tâm lý, cảm xúc của mỗi người. Đặc biệt, việc nắm rõ ý nghĩa màu sắc, cách phối màu hợp lý, độc đáo và phù hợp với đối tượng sẽ góp phần gia tăng hiệu quả gấp nhiều lần trong các mẫu thiết kế logo hay bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.

Hãy cùng Mades tìm hiểu Ý Nghĩa Của Màu Sắc Trong Thiết Kế Logo Và Nhận Diện Thương Hiệu cùng việc ứng dụng của chúng như thế nào thông qua các nội dung dưới đây nhé!

 

1. Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế và nhận diện thương hiệu

1.1. Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế thể hiện thông điệp - sự nhất quán

Khi thiết kế logo hay bộ nhận diện cho bất cứ một thương hiệu nào, đòi hỏi các designer/nhà thiết kế cần phải nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thật rõ về thương hiệu - ngành nghề - thông điệp mà doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng. Để từ đó, lựa chọn màu sắc cho phù hợp để đánh vào tâm lý, cảm xúc của khách hàng cũng như người nhìn và để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí công chúng.

Bạn đã bao giờ nghe tới thuyết màu sắc bất hủ như: Màu xanh là màu của bình yên, màu hồng là màu của cảm xúc, màu đỏ là màu của sự nhiệt huyết….Cũng có rất nhiều khảo sát cho rằng: Màu đỏ sẽ khiến cho con người ta trở nên khó chịu và dễ có cảm giác đói bụng. Có lẽ vì thế, các thương hiệu thức ăn nhanh như KFC , Lotteria hay Jolibee... đã tận dụng điều này để tạo nên một màu sắc nhận diện cho thương hiệu mình.

1.2. Màu sắc thể hiện phong cách thương hiệu

Tùy thuộc vào đặc tính và điểm khác biệt hay nổi bật của sản phẩm và định vị khách hàng mà có những sự thay đổi về màu sắc sao cho phù hợp. Chằng hạn, các dòng sản phẩm cao cấp hay thể hiện sự sang trọng có thể sử dụng tông màu huyền bí vàng - đen, sản phẩm thể hiện sự an toàn có thể sử dụng màu xanh lá cây - trắng, sản phẩm thể hiện sự trẻ trung có thể sử dụng tông màu trắng - đen, trắng - hồng….

2. Ý nghĩa của các gam màu đơn sắc cơ bản

  • Màu đen

Đại diện: quyền lực, bí ẩn, táo bạo, trang nhã và tinh tế. Một gam màu hết sức độc đáo và có thể dễ dàng kết hợp - phối thức với bất cứ một màu sắc nào.

Màu đen được sử dụng trong các thiết kế hướng đến đối tượng cao cấp. Nó tạo ra một sức hút hết sức huyền bí và độc đáo, đại diện cho quyền lực và sự sang trọng của thương hiệu. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những thương hiệu thời trang, nước hoa, mỹ phẩm lấy tông màu này làm tông chủ đạo.

  • Màu trắng

Đại diện: Cơ bản, hòa bình, tinh thần, sạch và thiện chí.

Ngược lại với màu đen thì màu trắng lại thể hiện sự tinh khôi, sạch sẽ, thuần khiết. Không những thế, màu trắng còn đem lại cho khách hàng một niềm tin vô hình về sản phẩm. Đây là gam màu thích hợp sử dụng cho các dòng mỹ phẩm làm trắng, trang sức, váy cưới, thực phẩm sạch....

  • Màu đỏ

Đại diện: Niềm đam mê, tình yêu, giận dữ, sôi động và cuộc sống.

Màu đỏ - Màu của sự nhiệt huyết, máu lửa, khẳng định sự nhiệt huyết, dễ dàng tác động tới cảm xúc của khách hàng.

Theo những chuyên gia, màu đỏ có một sự kích thích lớn tới tuyến yên, làm tăng nhịp đập của tim và dễ gây kích thích. Tuy nhiên, đây cũng là màu của sự cảnh báo hoặc có ý nghĩa không may mắn. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng gam màu này trong thiết kế.

  • Màu vàng

Đại diện: màu của sự ấm áp, là màu của sự tin tưởng, là màu của giàu sang. 

Màu vàng không đóng vai trò trung tâm trong logo và ít được sử dụng để làm nổi bật các tính năng quan trọng của logo. Màu vàng khá khó sử dụng, cho nên chúng thường được làm nền và là yếu tố làm nổi bật một màu sắc khác. Màu vàng thường được sử dụng bởi các ngành công nghiệp ô tô và thực phẩm.

Tùy từng gam màu vàng nhạt - đậm khác nhau mà người ta có thể cảm nhận được sự lạc quan, chân thực mà sản phẩm mang lại.

Ví dụ: màu vàng kim - thể hiện sự phú quý, màu vàng đơn thuần - thể hiện sự bình dị, giản đơn, màu vàng nhạt - có một chút nhạt nhòa về thương hiệu (chỉ phù hợp với đồ dùng cho trẻ sơ sinh).

  • Màu cam

Đại diện: Sôi động, vui tươi, nghệ thuật, hạnh phúc.

Màu cam là một màu yêu quý của nghệ thuật, thực phẩm và các ngành công nghiệp thể thao. Trong một số lĩnh vực, nó gợi lên một cảm giác ngon miệng, và ở một số lĩnh vực khác, nó cho thấy năng động, sáng tạo và năng lượng. Màu cam là màu sắc ưa thích cho các ngành công nghiệp kinh doanh với các sản phẩm và thực phẩm trẻ em. Một số ngành công nghiệp sáng tạo bằng cách sử dụng màu cam để giúp họ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

  • Màu xanh dương

Màu xanh dương là màu của niềm tin, thể hiện sự tin tưởng, hy vọng, bền vững. Màu xanh dương phù hợp với thương hiệu du lịch, bất động sản, những sản phẩm thiên nhiên,...

  • Màu xanh lá cây

Đây là một gam màu của thiên nhiên, mang ý nghĩa về sức khỏe, sự thanh bình…Màu sắc phù hợp trong ngành mỹ phẩm thiên nhiên, du lịch, sản phẩm bảo vệ sức khỏe, su lịch...

  • Màu xanh đậm

Có ý nghĩa khác giống như một nhóm màu cổ điển, tạo cảm giác bền vững hơn, có ý trí và sự phát triển mạnh.

  • Màu hồng

Đại diện: Ngây thơ, phụ nữ, nữ tính và thẩm mỹ.

Là màu tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, dễ thương và nữ tính. Gam màu này thường sử dụng trong thời trang nữ và trẻ em. Một số thương hiệu mỹ phẩm cũng tận dụng vẻ nữ tính của màu sắc này để làm logo, spa. Tuy nhiên, màu sắc không toát lên sự sang trọng, nó thể hiện một sản phẩm thương hiệu tầm trung - an toàn.

  • Màu tím

Màu tím là màu khá khó phối và ý nghĩa của nó cũng thật bí ẩn. Gam màu này thường gợi sự đa cảm, tinh tế pha chút hoài cổ xưa. Tuy nhiên, gam màu này có vẻ làm cho khách hàng được yên tâm trong một số dịch vụ thẩm mỹ - spa - chăm sóc sắc đẹp.

Ngoài ra màu tím nhạt lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Chúng thể hiện sự mơ mộng - trẻ trung - phù hợp cho những thương hiệu - sản phẩm dành cho giới trẻ.

  • Màu nâu

Đại diện: đáng tin cậy, ấm cúng, mạnh mẽ

Màu nâu là màu của đất - màu của sự mộc mạc chân quê. Những sản phẩm có tính truyền thống, gắn liền với sự mộc mạc thường tận dụng gam màu này. Nhất là trong lĩnh vực cafe - màu nâu - cam - nâu đen thường được các nhà thiết kế tận dụng triệt để. Một số ngành khác phù hợp với màu sắc này như thiết kế nội thất - quán ăn - nhà hàng…

Màu nâu là một màu trung tính là mang lại cảm giác vững chắc và đáng tin cậy. Màu này thường được sử dụng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và pháp luật.

Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp nói riêng và trong cuộc sống nói chung là những biến tấu cực kỳ phức tạp. Hiểu được ý nghĩa màu sắc là một chuyện - nhưng ứng dụng nó thế nào, hiệu quả ra sao lại hoàn toàn khác.

Một thiết kế logo - một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp là sự thống nhất - hài hòa về sắc màu vẫn chưa đủ. Nó còn thể hiện qua các yếu tố như nội dung, font chữ, cách tiếp cận với khách hàng và người xem. Do đó, nếu bạn muốn đầu tư cho thương hiệu của doanh nghiệp mình thì đừng ngừng ngại tìm đến một đơn vị/ công ty thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp để làm điều đó một cách tốt nhất cho bạn.

Có thể bạn quan tâm ?
Nội dung bài viết
uk-width-1-1